4 rủi ro pháp lý cần nắm khi đầu tư BĐS

February 25, 2019
Vị trí, chủ đầu tư, giá bán, tiện ích…là điều kiện “cần” mà các nhà đầu tư phải biết, pháp lý là điều kiện “đủ” để đảm bảo cho quá trình đầu tư được diễn ra an toàn và thuận lợi. Theo các chuyên gia, đầu tư vào các dự án có hồ sơ pháp lý rõ ràng chính là đang đảm bảo sự an toàn cho tài sản của mình.

Dưới đây là các rủi ro pháp lý hay gặp nhất mà dân đầu tư nên biết:

Dự án chưa được phép bán mà chủ đầu tư đã mở bán

Theo Giám đốc cấp cao CBRE cho hay, đầu tư vào các sản phẩm nằm trong dự án sẽ phần nào đảm bảo hơn cho các nhà đầu tư so với việc đầu tư vào các sản phẩm nằm ngoài dự án. Bởi lẻ, các dự án này sẽ có những giấy tờ liên quan đến pháp lý rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa đầu tư vào các sản phẩm nằm trong dự án sẽ không có rủi ro. Và rủi ro lớn nhất chính là dự án chưa được phép bán nhưng chủ đầu tư vẫn cho bán sản phẩm.

Hiện nay, khá nhiều chủ đầu tư đã tìm nhiều cách để “lách luật”. Phổ biến nhất trong các dự án căn hộ là các chủ đầu tư chưa được cấp giấy phép xây dựng nhưng đã cho bán công khai, nhận cọc từ 5% đến 10% tổng giá trị sản phẩm. Đáng nói, vẫn có nhiều nhà đầu tư bỏ tiền ra cọc với các dự án có vị trí tốt, chủ đầu tư uy tín.

Trong trường hợp này, rủi ro lớn nhất mà các nhà đầu tư có thể gặp phải chính là chủ đầu tư không có khả năng thực hiện dự án hay không nhận được giấy phép xây dựng. Lúc này, khả năng mất tiền của các nhà đầu tư rất cao, nếu có ra tòa thì cũng sẽ rất khó có thể đòi lại tiền vì nhà đầu tư đang ở thế yếu hơn.
Mua bán nhà - 4 rủi ro pháp lý cần nắm khi đầu tư BĐS

Dự án không được ngân hàng bảo lãnh

Theo quy định, trong các dự án bán nhà, điều kiện bắt buộc phải có ít nhất một ngân hàng bảo lãnh cho dự án. Đối với trường hợp này, nhà đầu tư nên yêu cầu cho xem giấy bảo lãnh của ngân hàng. Thực tế, nhiều nhà đầu tư không mấy quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, một lời khuyên cho các nhà đầu tư tất cả những quyền lợi đảm bảo cho tính pháp lý nên đòi hỏi xem xét kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro trong tương lai.

Dự án chưa hoàn thành móng đã ký hợp đồng mua bán

Theo các chuyên gia, để hạn chế rủi ro này, các nhà đâu tư nên dành thời gian để xuống xem trực tiếp dự án, qua đó nhằm xác nhận chính xác tiến độ thi công xem thử dự án đã được thi công chưa, đã được làm móng chưa…rồi mới ký hợp đồng mua bán.

Thực tế hiện nay, nhiều chủ đầu tư cho đặt văn phòng bán hàng hay nhà mẫu rất xa dự án. Đa phần, các nhà đầu tư tiến hành các giao dịch mua bán mà chưa hề xem qua dự án, do đó những rủi ro về pháp lý rất dễ xảy ra.

Rủi ro mang tên sổ đỏ

Theo các chuyên gia, với bất động sản dù là nhà ở hay đất nền, các nhà đầu tư nên mua những sản phẩm có sổ đỏ. Việc sản phẩm có sổ đỏ sẽ đảm bảo hạn chế đến 90% rủi ro. Tuy nhiên, đã có sổ đỏ chưa hẳn không có rủi ro, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào việc đọc, hiểu, pháp lý sổ…
Phải yêu cầu sổ đỏ rõ ràng đối với chủ đầu tư hoặc người bán

Riêng đối với đất nền, nếu chưa có sổ đỏ thì phải có pháp lý tách thửa. Phải lưu ý thêm giấy phép xây dựng, vì nếu có sổ mà không được xây dựng thì đất mua rồi để đó chứ cũng không được xây dựng.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng lưu ý đến vấn đề một sổ nhưng nhiều người đứng tên - hay còn gọi là sổ chung, vấn đề này xảy ra đối với đất nền riêng lẻ. Cụ thể rủi ro có thể gặp phải trong trường hợp này chính là xảy ra những tranh chấp lâu dài về sau. Để hạn chế rủi ro này, một lời khuyên dành cho các nhà đầu tư khi mua đất chung sổ là nên xem các chủ đất đứng tên trên sổ đó đã đồng ý bán đất hay không, chỉ cần một người trong số đó không đồng ý thì việc mua bán sẽ không được phép diễn ra.

Trên đây là 4 rủi ro phổ biến nhất, hay gặp phải nhất khi đầu tư vào bất động sản. Đảm bảo pháp lý minh bạch, rõ ràng chính là đang bảo vệ quyền lợi và an toàn cho tài sản của mình.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »